Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu các dưỡng chất cơ bản (protein, glucid, lipid,…), năng lượng và các vi, khoáng chất ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của trẻ.

Ở Việt Nam, bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em không cồn quá xa lạ gì…gần như tỉ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng chiếm khá cao đặc biệt trẻ dưới 6 tuổi. Vậy nguyên nhân vì sao dẫn đến tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng?  Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu để tìm cách khắc phục tình trạng này ở trẻ nhỏ nhé.

Nguyên nhân gây ra suy dinh dưỡng ở trẻ

Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em thường bắt nguồn từ việc hệ tiêu hoá bị suy yếu không thể hấp thụ chất dinh dưỡng

Trẻ sinh non: Trẻ sinh non cơ thể thường yếu, hoạt động của hệ tiêu hóa kém làm cho tỉ lệ trẻ dễ dàng bị suy dinh dưỡng nhiều hơn.

Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ quá sớm hoặc quá muộn :Cha mẹ cho bé ăn bổ sung sớm hoặc muộn quá, thành phần thức ăn không đảm bảo chất lượng.  Vì khi chúng ta cho bé ăn bổ sung sớm dẫn tới trẻ ít bú sữa mẹ làm tăng nguy cơ mắc bệnh do thiếu chất dinh dưỡng và các yếu tố miễn dịch có trong sữa mẹ. Ngoài ra còn khiến trẻ dễ bị dị ứng vì chưa tiêu hóa được các protein có trong thức ăn. Cho trẻ ăn bổ sung quá muộn khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng do từ 06 tháng tuổi sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.

Trẻ đang mắc một số bệnh nhiễm trùng: Nếu bé nhà bạn thường xuyên mắc các bệnh nhiễm trùng, là do bé bị yếu, hay sử dụng kháng sinh thường xuyên, gây tiêu hóa kém, không hấp thụ được dưỡng chất, làm bé bị suy dinh dưỡng, tình trạng lười ăn càng ngày càng kéo dài sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng nặng. Vì thế cần có chế độ chăm sóc đặc biệt dành cho các bé để hạn chế tình trạng thiếu hụt suy dinh dưỡng gây ra.

Cai sữa sớm: Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất hoàn hảo, cai sữa quá sớm sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho trẻ. Tốt nhất là cho trẻ bú đến 24 tháng tuổi. Các mẹ chú ý không được cai sữa cho bé khi chưa cho bé ăn bổ sung, khi trẻ bị ốm hay vào ngày hè nóng bức.

Một số nguyên nhân khác: Như dịch vụ chăm sóc y tế, tập quán lạc hậu, chăm sóc kém khoa học, cai sữ sớm. Hoặc trẻ có các bệnh lý dị tật như bệnh tim bẩm sinh, sứt môi, hở hảm ếch…

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng

Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em có biểu hiện phổ biến nhất là tình trạng sụt thậm chí không tăng cân và chiều cao chậm phát triển

Dấu hiệu ở trẻ bị suy dinh dưỡng không quá khó để phụ huynh nhận biết, sau đây là những dấu hiệu nhận biết đơn giản nhất ba mẹ nên lưu ý:

  • Trẻ chậm tăng cân, hoặc đứng cân trong nhiều tháng.
  • Trẻ không tăng trưởng về chiều cao.
  • Trẻ thường ốm vặt, ho, hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp nhiều lần.
  • Trẻ chậm ngồi, chậm bò, chậm đi.
  • Trẻ hay quấy khóc, ngủ không ngon giấc.
  • Xảy ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân sống thường xuyên và kéo dài.
  • Da trẻ không hồng hào, xanh xao.

Những biểu hiện trên đây chỉ là một phần nhận biết bằng quan sát bên ngoài, ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện, trung tâm y tế để kiểm tra thăm khám sức khỏe định kỳ để con được phát triển toàn điện tốt nhất.

Cách khắc phục bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em

Để giúp bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em được cải thiện gia đình cần thay đổi chế độ ăn uống và bổ sung dưỡng chất khoa học hơn

Đầu tiên từ sau khi trẻ được sinh ra đến 6 tháng tuổi cần cho bú mẹ hoàn toàn. Từ 18-24 tháng tuổi vẫn cần duy trì bú mẹ, nhưng bổ sung thêm các chất dễ hấp thu. Vì sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ, giúp hệ tiêu hóa của bé phát triển toàn diện nhất sau khi sinh, chống lại một số bệnh nhiễm trùng khác.

Chế độ ăn dặm hợp lý: Không nên cho bé ăn dặm quá sớm, ít nhất từ 4-6 tháng cần cân đối giữa các nhóm thực phẩm chính: tinh bột, chất béo, đạm, vitamin khoáng chất.

Cần lưu ý đặc biệt các bậc cha mẹ cần hạn chế cho bé uống kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Nguồn: tytphuong.org, google…

(Lưu ý: Thông tin trên bài viết chỉ mang tính chất minh họa và được tổng hợp từ nhiều trang web, báo chí. Mọi thông tin vui lòng liên hệ nhà thuốc để được tư vấn cụ thể)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *