Chẩn đoán và điều trị, cách phòng ngừa bệnh viêm phế quản: Những điều cần biết cho sức khoẻ của chúng ta

 

1. Bệnh viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản là tình trạng niêm mạc ống phế quản bị viêm, Khi bị mắc viêm phế quản, người bệnh thường ho , khạc đờm. Lúc này niêm mạc phế quản xuất hiện các vùng viêm đỏ có thể gây mưng mủ.  Dựa trên cấp độ tổn thương và thời gian duy trì, viêm phế quản được chia ra làm hai thể chính là: viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mãn tính. Mỗi loại sẽ có mức độ nguy hiểm và tổn thương riêng. Chính vì vậy, việc điều trị của hai dạng bệnh này cũng có những điểm khác nhau.

Viêm phế quản là bệnh tương đối nguy hiểm vì rất dễ tổn thương dẫn đến suy yếu hệ hô hấp

2. Triệu chứng bệnh viêm phế quản

Bệnh viêm phế quản có rất nhiều triệu chứng khá giống với cảm cúm thông thường , do vậy người bệnh hay chủ quan dẫn đến bệnh nặng mới đi khám uống thuốc. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh viêm phế quản.

2.1 Viêm phế quản gây ho

ở dấu hiệu này người bệnh sẽ cảm nhận đầu tiên ở cổ họng là ho và ngứa cổ họng. Người bệnh thường sẽ ho liên tục trong nhiều ngày, hoặc thậm chí là vài tuần dù tình trạng viêm đã được cải thiện. Ngoài ho khan ra thì người bệnh sẽ cảm nhận thêm những đờm nhầy khi ho hay kèm theo máu trong đờm.

Bên cạnh đó những cơn ho kéo dài khiến người bệnh thấy đau tức ngực và khó thở, hay thở khò khè thành tiếng.

Viêm phế quản biểu hiện rõ rệt ở mức độ ho và cảm giác ngứa, đờm ở vùng họng vô cùng khó chịu

2.2 Viêm phế quản gây đau rát cổ họng

Với dấu hiệu đau rát cổ họng người bệnh hay lầm tưởng bệnh lý cảm cúm thông thường. Ở dấu hiệu này khi người bệnh ăn uống sẽ cảm nhận ở vùng cổ họng bị khô rát, đau đặc biệt khi ăn uống hay nói chuyện.

2.3 Viêm phế quản gây mệt mỏi, sốt ớn lạnh

Viêm phế quản sẽ làm người bệnh thấy rất mệt mỏi, đau nhức và nặng hơn sẽ gây sốt ớn lạnh. Khi thấy bản thân xuất hiện những triệu chứng này, bạn cần nhanh chóng đi gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Nhận biết rõ các dấu hiệu tránh việc nhầm lẫn sang các triệu chứng của cảm sốt thông thường. Tránh để bệnh trở nên nghiêm trọng khó điều trị hơn.

Ngoài các triệu chứng kể trên, người bệnh viêm phế quản có thể gặp các triệu chứng khác như: nghẹt mũi, chảy nước mũi, đỏ mắt, hạch bạch huyết bị sưng, phát ban trên da…

3. Cách điều trị và phòng ngừa bệnh viêm phế quản

3.1 Cách điều trị viêm phế quản

Để điều trị viêm phế quản, bạn cần phối hợp nhiều loại thuốc theo hướng dẫn của nhà thuốc hoặc bác sĩ

Đối với các trường hợp viêm phế quản bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc  giúp giảm các triệu chứng, bao gồm:

– Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh là loại thuốc mạnh dùng để điều trị nhiễm khuẩn do vậy viêm phế quản ở dạng nhẹ như viêm phế quản cấp tính vẫn được bác sĩ chỉ định cho dùng tùy vào tình trạng bệnh.

– Thuốc ho: Nếu bạn bị ho quá nhiều sẽ khiến cho cổ họng và phế quản bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu cơn ho khiến bạn không thể ngủ được, bạn cần phải sử dụng tới thuốc giảm ho.

– Một số loại thuốc khác: Nếu bạn bị dị ứng, hen suyễn hoặc mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), bác sĩ có thể chỉ định một ống thuốc hít hoặc các loại thuốc khác để giúp giảm viêm và làm giãn các phế quản.

Nếu bị viêm phế quản mãn tính, bạn nên tiến hành phục hồi chức năng. Liệu pháp này giúp bạn thiết kế một chương trình tập thể dục giúp bạn điều hòa hơi thở, giảm các triệu chứng do viêm phế quản gây ra và tăng cường sức khỏe.

3.2 Cách phòng ngừa viêm phế quản

Để giúp giảm nguy cơ và phòng ngừa bệnh viêm phế quản, bạn có thể thực hiện theo các cách sau:

– Tránh xa khói thuốc lá

– Uống nhiều nước

– Tiêm chủng hàng năm giúp bảo vệ sức khỏe cũng như tránh bị cảm cúm và bảo vệ chống lại một số loại viêm phổi

– Rửa tay với nước rửa tay thường xuyên để giảm nguy cơ mắc bệnh

– Tránh tiếp xúc với những người bị cảm lạnh hoặc cúm nếu bạn đang có vấn đề về sức khỏe

– Đeo khẩu trang y tế: Nếu bị COPD, bạn nên đeo khẩu trang tại nơi làm việc nếu phải tiếp xúc với khói, bụi hoặc khi ở nơi đông người.

Bệnh nhân viêm phế quản thường có dấu hiệu ho, cơn ho kéo dài và có đờm nhầy. Bên cạnh đó người bệnh còn thấy mệt mỏi hay đau nhức gây sốt ớn lạnh. Người bệnh không nên chủ quan khi thấy những dấu hiệu trên mà liên hệ ngay nhà thuốc, phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn điều trị kịp thời.

( Hình ảnh, thông tin được tổng hợp từ web Vinmec.com, google…)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *