Xuyên Khung Và Những Lợi Ích Bất Ngờ Cho Sức Khỏe

Xuyên khung là một trong những vị thuốc nam được sử dụng rộng rãi trong việc bào chế các bài thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cây thuốc này có đặc điểm và tác dụng như thế nào. Trong bài viết dưới đây sẽ cập nhật đầy đủ những thông tin về vị thuốc này.

Tìm hiểu chi tiết về cây xuyên khung

Cây xuyên khung còn được gọi với nhiều tên gọi khác là dược cần, tây khung, khung cùng, giả mạc gia,… Thuộc họ hoa tán. Cây xuyên khung tên khoa học là Ligusticum wallichii Franch.

Xuyên khung dược liệu thuộc họ cây thân thảo, sống lâu năm. Cây mọc thẳng, ruột bên trong rỗng và mặt ngoài có đường gân dọc nổi rõ. Các lá mọc so le, kép 3 lần, cuống lá dài từ 9 – 17cm. Hoa hợp thành tán kép, cuống tán phụ ngắn, hoa nhỏ và có màu trắng. Quả xuyên khung có hình trứng.

Vị thảo dược này có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tại Việt Nam, bạn có thể dễ dàng bắt gặp ở các khu vực có khí hậu mát mẻ như Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu,… Cây thuốc này ưa đất tốt, nhiều mùn và có pha cát. Cây thích hợp trồng vào mùa xuân, thường cần khoảng 2 năm chăm sóc mới có thể thu hoạch. Bộ phận chính sử dụng làm thuốc là củ của cây xuyên khung.

Xuyên khung có tác dụng gì?

Trong cây xuyên khung có chứa nhiều dược chất như alkaloid dễ bay hơi, acid ferulic, saponin, tinh dầu, butylphthalide, ligustilide, vitamin A, Retinol,…

Theo nhiều nghiên cứu và ứng dụng, rút ra được kết luận về tác dụng của xuyên khung như sau:

Kháng khuẩn và ngăn ngừa nấm: Hoạt chất có trong xuyên khung giúp kháng lại các loại vi khuẩn gây bệnh như Pseudomonas aeruginosa, Shigella sonnei, Salmonella typhi và Vibrio cholera. Đồng thời, vị thuốc này cũng có khả năng chữa các bệnh do nhiễm trùng nấm bằng hình thức bôi hoặc uống, giúp phá vỡ tế bào, ức chế không cho nấm sinh trưởng.

Hỗ trợ hệ tuần hoàn: Các dược chất có trong xuyên khung giúp cải thiện lưu lượng và vận tốc của não, hạn chế nguy cơ thiếu máu cục bộ, đột quỵ. Song song với đó, nó còn giúp ức chế sự tập kết của tiểu cầu và chống đông máu.

An thần: Tinh dầu xuyên khung giúp ức chế hoạt động của đại não, trấn tĩnh hệ thần kinh trung ương.

Dưới góc nhìn của y học cổ truyền, xuyên khung có vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm và được quy vào kinh Can – Đởm – Tâm bào. Thuốc có tác dụng hành khí, hoạt huyết, bổ huyết, điều kinh, giảm đau,… Vì vậy, được ứng dụng trong điều trị các chứng nhức đầu, hoa mắt, phong thấp, đau mỏi cơ thể, kinh nguyệt không đều,…

Xuyên khung trị bệnh gì? Một số bài thuốc dân gian sử dụng cây xuyên khung

Dưới đây là một số gợi ý về các bài thuốc điều trị bệnh có sự góp mặt của xuyên khung:

Xuyên khung trị nhức mỏi cơ thể, đau xương khớp: Dùng xuyên khung, bạc hà (6g) và Tế tân (4g), khương hoạt (8g), Bạch chỉ, kinh giới, phòng phong (12g), cam thảo (4g) sắc thành nước uống ngày 2 lần.

Bài thuốc hoạt huyết, điều kinh: Sử dụng xuyên khung (12g), hồng hoa (12g), đào nhân (12g), đương quy (2g), xích thược (12g) sắc thành nước, ngày chia 2 lần uống.

Trị đau dây thần kinh hông do lạnh: Sử dụng xuyên khung, độc hoạt, đan sâm, uy linh tiên, ngưu tất, tang ký sinh (mỗi vị 12g), phòng phong, quế chi, chỉ xác, tế tân, trần bì (mỗi loại 8g) sắc thành nước uống ngày 1 thang.

Chữa chứng đau đầu liên quan đến mạch máu: Dùng xuyên khung, củ chóc (mỗi vị 12g) và bạch biển đậu (20g) đem sao lấy nước và bỏ bã. Cho thêm 60g thịt heo hoặc gà vào hầm chín, nêm gia vị và thưởng thức.

Một số ứng dụng xuyên khung trong các bài thuốc chữa bệnh

Thực tế, để ứng dụng xuyên khung trị bệnh hiệu quả, người bệnh cần đảm bảo nắm chắc công thức. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, cần được giải đáp từ người có chuyên môn và cũng không nên lạm dụng vị thuốc này quá nhiều.

Hoạt Huyết Dưỡng Não Tâm An có hoạt chất từ vị thuốc Xuyên Khung

Hoạt Huyết Dưỡng Não Tâm An là sản phẩm được nghiên cứu từ nhiều loại thảo dược quý trong tự nhiên, trong đó có vị thuốc Xuyên Khung giúp: Hỗ trợ an thần, kháng khuẩn.

Hoạt Huyết Dưỡng Não Tâm An có hợp chất từ vị thuốc Xuyên Khung nên khi chọn các ;loại thực phẩm chức năng có chiết xuất xuyên khung điều trị bệnh, bạn cần lưu ý một số điều sau:

Nếu trong quá trình dùng, có bất kỳ dấu hiệu tác dụng phụ nào, cần ngưng sử dụng và thông báo ngay cho bác sĩ.

Những đối tượng có vấn đề về nội tạng, xuất huyết, âm hư hỏa vượng, hen suyễn, khí thăng,… Không nên dùng xuyên khung.

Xuyên khung kiêng kỵ dùng chung với hoàng kỳ, hoạt thạch, sơn thù, hoàng liên, tiêu thạch và lang độc nên người bệnh tuyệt đối không kết hợp với nhau.

Hy vọng với những thông tin về vị thuốc xuyên khung nêu trên có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về loại thảo dược này. Để đảm bảo an toàn và cho hiệu quả tốt nhất khi sử dụng, hãy đảm bảo tìm hiểu kỹ và nên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *