Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ

Tiêu chảy (tên tiếng anh: diarrhea) là tình trạng rất phổ biến ở cả người lớn và trẻ em, dễ xuất hiện vào mùa hè. Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ hay người lớn nhìn chung là tình trạng đi ngoài phân lỏng nhiều nước > 3 lần trong 24 giờ. Tiêu chảy cấp là tiêu chảy khởi đầu cấp tính và kéo dài không quá 14 ngày. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ là gì.  Dấu hiệu và cách phòng ngừa ra sao thì chúng ta cùng tìm hiểu.

1. Nguyên nhân bị tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ

Tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ là bệnh lý nguy hiểm do Rotavirus hoặc một số bệnh lý về đường tiêu hoá gây ra

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ: Khoảng 88% trường hợp tử vong liên quan đến tiêu chảy là do nước không an toàn, vệ sinh không đầy đủ và không đủ vệ sinh.

  • Rotavirus là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy cấp và gây ra khoảng 40% nhập viện vì tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi.
  • Nhiễm trùng ngoài ruột: Nhiễm trùng hô hấp, Nhiễm khuẩn đường tiểu, Viêm màng não
  • Tiêu chảy do thuốc: kháng sinh, nhuận tràng…..
  • Tiêu chảy do dị ứng thức ăn: sữa bò, trứng, tôm, cá…..Tiêu chảy do các nguyên nhân hiếm gặp hơn: Rối loạn quá trình hấp thu, tiêu hóa, Viêm ruột do hóa trị hoặc xạ trị,
  • Bệnh lý ngoại khoa: lồng ruột, viêm ruột thừa cấp, thiếu vitamin, uống kim loại nặng suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng, sau sởi, AIDS….
  • Tập quán làm nguy cơ tiêu chảy cấp: Bú bình, không nuôi bằng sữa mẹ 4-6 tháng đầu, Cai sữa sớm, thức ăn bị ô nhiễm, Nước uống bị ô nhiễm, không đun chín, không rửa tay trước ăn

2. Dấu hiệu nhận biết tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ

Đi ngoài ở trẻ sơ sinh chủ yếu do virus, vi khuẩn, nấm hoặc kí sinh trùng

Bệnh đi ngoài nhìn chung không quá khó để nhận biết, nhưng người bệnh và Ba Mẹ cũng không nên chủ quan. Vì bệnh để lâu dẫn đến mất nước và những nguy hiểm khác ở cơ thể trẻ.

Đầy bụng, sôi bụng: Tiêu chảy liên tục, nhiều lần, lúc đầu phân lỏng, sau toàn nước (trong trường hợp bị bệnh tả: phân toàn nước đục như nước vo gạo);

Nôn, lúc đầu nôn ra thức ăn, sau chỉ nôn ra toàn nước trong hoặc màu vàng nhạt: Người mệt lả, có thể bị chuột rút, biểu hiện tình trạng mất nước từ nhẹ đến nặng như: khát nước, da khô, nhăn nheo, hốc hác, mắt trũng, mạch nhanh, huyết áp hạ, có khi không đo được huyết áp, tiểu tiện ít hoặc vô niệu, chân tay lạnh… và có thể dẫn đến tử vong.

3. Cách phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ

Việc ngăn ngừa và phòng tránh tiêu chảy cấp ở trẻ bằng cách chú trọng an toàn thực phẩm, tiêm phòng đóng vai trò vô cùng quan trọng

Tiêu chảy cấp dẫn dễ lây lan và biến chứng cũng rất nguy hiểm nên Bộ Y Tế khuyến cáo chúng ta có những biện pháp phòng ngừa sau.

  • Tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường
  • Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch
  • Xử trí đúng cách khi có người bị tiêu chảy cấp
  • Tiêm phòng rotavirus: Tiêm phòng là tấm lá chắn hiệu quả nhất trong việc phòng ngừa tiêu chảy.

Trên đây là những chia sẻ về bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ giúp chúng ta hiểu rõ thêm về bệnh và cách phòng ngừa. Không riêng gì bệnh tiêu chảy mà tất cả các vấn đề về trẻ nhỏ nếu Ba Mẹ thấy có dấu hiệu bất thường nên đến bệnh viện hay trung tâm y tế gần nhất để được chăm sóc kiểm tra kịp thời cho trẻ.

Nguồn: BV Vinmec, Vnvc.com

(Lưu ý: Thông tin trên bài viết chỉ mang tính chất minh họa và được tổng hợp từ nhiều trang web, báo chí. Mọi thông tin vui lòng liên hệ nhà thuốc để được tư vấn cụ thể)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *