Kẽm là một khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể và sự phát triển của trẻ nhỏ. Vậy bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn như thế nào là đủ và hợp lý, để giúp trẻ ăn ngon, ngủ ngon phát triển toàn diện.
Trong 3 tháng đầu đời, tương đương với mỗi kg trọng lượng của mình, bé cần được bổ sung 120-140 mcg kẽm. Nhu cầu này có xu hướng tăng nhanh hơn trong giai đoạn dậy thì. Vậy làm sao để các Mẹ biết bé thiều kẽm và chế độ ăn cho bé thiếu kẽm như thế nào cho hợp lý. Hôm nay nhà thuốc sẽ cùng đồng hành chia sẻ cho các Mẹ.
1. Nhưng biểu hiện của trẻ thiếu kẽm
Chúng ta có 2 giai đoạn để nhận biết sự thiếu kẽm trong cơ thể của con.
– Giai đoạn 1: giai đoạn sớm mới thấy những biểu hiện nhẹ.
+ Mệt mỏi, kém tập trung, hay buồn ngủ
+ Biếng ăn, giảm hoặc mất sự ngon miệng, tiêu hóa kém
+ Dễ nhiễm trùng
+ Chậm tăng trưởng chiều cao và thể chất
– Giai đoạn 2: Giai đoạn nặng, ở giai đoạn này có các biểu hiện tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau:
+ Da: Ở bề mặt da sẽ thấy da dày sừng, sạm da và bong da mặt ngoài hai cẳng chân (vảy cá), viêm da
+ Tóc: Ở phần chân tóc khu vực trước chán sẽ thấy bị hói vì rụng tóc nhiều, tóc gáy, giảm sắc tố ở tóc.
+ Móng: Biểu hiện bề mặt của móng không còn bóng, nhăn, có vệt trắng
+ Mắt: Giác mạc khô, ngứa, giảm tiết nước mắt.
+ Bán niêm mạc: Môi khô tróc vảy, lở mép, dễ bị các áp-tơ trong niêm mạc miệng, viêm quanh hậu môn, âm hộ…
+ Hệ tiêu hóa: Mất vị giác, biếng ăn, dễ bị tiêu chảy.
+ Hệ miễn dịch: Giảm miễn dịch nên nhiễm trùng tái diễn.
+ Hệ thần kinh: Có thể kích thích hay giảm hoạt động thần kinh, rối loạn nhận thức, mắc chứng ngủ lịm, chậm phát triển tâm thần vận động.
+ Hệ sinh dục: Chậm phát triển giới tính, giảm chức năng tuyến sinh dục…
+ Phát triển thể chất: Chậm tăng trưởng ở trẻ em hoặc bào thai, suy dinh dưỡng nặng. Trẻ bị thiếu kẽm trong bào thai có thể chào đời với tình trạng suy dinh dưỡng bào thai cộng với các biểu hiện tổn thương trên da, lông, tóc, móng.
2. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị thiếu kẽm trong thực đơn hàng ngày.
Kẽm có nhiều trong thực phẩm có nguồn gốc động vật như hàu, sò, thịt gia súc, gia cầm, cá, tôm, cua… để tối ưu hóa lượng chất kẽm được hấp thu cho trẻ thì khẩu phần ăn nên tăng cường bổ sung vitamin C và giảm các thực phẩm giàu chất xơ, sắt, đồng.
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng và cung cấp Kẽm tốt nhất thông qua chế độ ăn của Mẹ.
Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, đang trong quá trình ăn dặm Mẹ sẽ bổ sung kẽm cho bé thông qua chế độ ăn từ nguồn gốc động vật. Cụ thể qua các chế biến cháo cho bé với đa dạng phong phú từ tôm, cua, sò, hàu…
Các Mẹ lưu ý: với trẻ từ 6 tháng đến 12 tháng một số trẻ có cơ địa dị ứng với hải sản Mẹ cần kiểm tra lại kỹ về thông số dị ứng trước khi chế biến cho bé ăn.
3. Thuốc có nên bổ sung cho trẻ thiếu kẽm.
Theo khuyến cáo của các bác sĩ thì chúng ta không nên tự ý mua và sử dụng bất cứ loại thuốc nào để bổ sung cho trẻ khi chúng ta chưa có chỉ định mức độ thiếu kẽm cụ thể của Bác Sĩ.
Liều lượng bổ sung kẽm được khuyến cáo là từ 0,5-1,5mg kẽm nguyên tố/kg cân nặng/ngày. Tổng thời gian bổ sung có thể kéo dài từ 2-3 tháng, tùy thuộc vào tình hình thiếu kẽm của trẻ.
LƯU Ý: Tuyệt đối không được tự ý bổ sung kẽm dưới dạng thuốc cho trẻ, bởi tình trạng thừa kẽm cũng dẫn đến các nguy cơ về chuyển hóa và tăng trưởng nặng nề không kém tình trạng thiếu kẽm.
không phải bất cứ trẻ biếng ăn nào cũng là do thiếu kẽm và cũng cần bổ sung kẽm. Tất cả trẻ thuộc nhóm cần bổ sung kẽm dưới dạng thuốc là những trẻ đã có biểu hiện thiếu kẽm trên lâm sàng, được chẩn đoán thiếu kẽm qua các xét nghiệm hóa sinh, hoặc trẻ có tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa thì chắc chắn sẽ dẫn đến nguy cơ giảm hấp thu kẽm (tiêu chảy, bệnh lý bẩm sinh ở đường tiêu hóa…)