Các Triệu Chứng Rối Loạn Tiền Đình Và Cách Điều Trị

Rối loạn tiền đình là một tình trạng rất phổ biến, thường hay gặp ở những người cao tuổi, làm tăng nguy cơ té ngã. Hãy tìm hiểu cụ thể hơn về các triệu chứng rối loạn tiền đình và cách điều trị hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé!

Tổng Quan Về Rối Loạn Tiền Đình

Rối loạn tiền đình là tình trạng rối loạn hệ thống thăng bằng của cơ thể. Nguyên nhân của rối loạn này được chia làm 2 nhóm tùy vào vị trí tổn thương:

  • Rối loạn tiền đình trung ương: thường do đột quỵ, bệnh mất myelin như bệnh đa xơ cứng, bệnh viêm tủy cắt ngang.
  • Rối loạn tiền đình ngoại biên: do chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV).

Rối loạn tiền đình hay gặp hơn ở nữ giới trên 40 tuổi, người mắc bệnh lý tim mạch và trầm cảm.

business woman is stressed from work , business concept

Triệu Chứng Rối Loạn Tiền Đình

Rối loạn tiền đình bao gồm nhiều triệu chứng khác nhau, chẳng hạn như:

Chóng mặt/Choáng váng: thường xuyên cảm thấy choáng váng, thế giới xung quanh xoay vòng. Khác với chóng mặt do hạ huyết áp, cảm giác này thường xuất hiện đột ngột và có thể lặp lại nhiều lần trong ngày, có liên quan đến các chuyển động đột ngột của đầu, cơ thể hoặc mắt.

Mất thăng bằng, mất phương hướng: thường đi kèm với cảm giác lâng lâng, gây khó khăn khi đi lại, mất phương hướng về không gian.

Cảm giác cơ thể đang lơ lửng: cảm giác chân không chạm đất, cơ thể nhẹ bẫng như đang bay.

Ù tai, mất thính lực: cảm thấy ù tai, giảm hoặc mất thính lực tạm thời gây ra do rối loạn hệ thống tiền đình – ốc tai.

Các vấn đề tâm lý: người bệnh có thể xuất hiện tình trạng khó tập trung, bồn chồn, lo lắng quá mức.

Các triệu chứng ít gặp khác: mất ngủ, nhạy cảm với ánh sáng, tim đập nhanh, buồn nôn, run chân tay, đau đầu.

Chẩn Đoán Rối Loạn Tiền Đình

Lâm sàng

Chẩn đoán rối loạn tiền đình chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng như chóng mặt, mất thăng bằng, cảm giác lâng lâng, ù tai.

Khai thác thêm về thời gian bắt đầu, tần suất, cường độ của các triệu chứng, các bệnh lý liên quan và thuốc đang dùng.

Tiến hành một số nghiệm pháp để chẩn đoán rối loạn tiền đình như khám rung giật nhãn cầu, dấu Romberg, bước đi hình sao, ngón tay trỏ mũi, kiểm tra thính lực và thị lực nếu cần thiết.

Cận lâm sàng

Xét nghiệm máu: kiểm tra dấu hiệu của tình trạng viêm trong cơ thể.

Nội soi tai: kiểm tra tình trạng viêm tai.

CT-scan hoặc MRI sọ não: kiểm tra các dấu hiệu bất thường cấu trúc ở não như khối u, phình mạch.

Siêu âm hệ mạch cảnh đốt sống cổ: kiểm tra tình trạng cung cấp máu não.

Rối loạn tiền đình thường không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày và những biến đổi về tâm lý như thường xuyên khó chịu, lo lắng, bồn chồn. Người bệnh có nguy cơ gặp chấn thương do té ngã cao, đặc biệt là đối với những người cao tuổi rất dễ gãy xương, chấn thương vùng đầu khi ngã.

Khi Nào Cần Đi Gặp Bác Sĩ?

Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn thường xuyên xuất hiện những triệu chứng như chóng mặt, choáng váng, mất thăng bằng, ù tai. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình, u não, hạ huyết áp tư thế. Bác sĩ sẽ thăm khám, chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Rối Loạn Tiền Đình Nên Ăn Gì?

Người bệnh rối loạn tiền đình nên bổ sung các nhóm chất hỗ trợ tốt cho hệ thần kinh và miễn dịch, cụ thể:

  • Thực phẩm giàu Omega 3: cá hồi, cá bơn, cá tuyết và hạt óc chó.
  • Thực phẩm giàu vitamin B: thịt gà, lợn, bò, gan, ngũ cốc, súp lơ xanh.
  • Thực phẩm giàu vitamin C: kiwi, cam, chanh, bưởi, ổi, rau cải xoăn, ớt đỏ.
  • Thực phẩm giàu Magie: các loại hải sản, các loại hạt, các loại rau lá màu xanh đậm.

Triệu chứng rối loạn tiền đình bao gồm chóng mặt, choáng váng, mất thăng bằng, ù tai. Những triệu chứng này có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân nên bạn cần được bác sĩ thăm khám và đưa ra điều trị phù hợp. Hãy chia sẻ bài viết này tới những người xung quanh nếu bạn thấy bài viết có ích nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *