Dấu hiệu của bệnh trĩ giai đoạn đầu

​Ở những giai đoạn đầu bệnh trĩ thường không có dấu hiệu rõ ràng có thể gây ngứa, nóng rát, chảy máu hay có thể là gây viêm và sưng… gây cho người bệnh cảm giác khó chịu, đau đớn rõ rệt, đôi khi có các triệu chứng trên toàn thân, đau đớn kể cả xảy ra khi vô tình tiếp xúc.

1. Dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại giai đoạn đầu

Dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại giai đoạn đầu thường có biểu hiện rõ rệt khi các tĩnh mạch ở phía dưới đường lược căng phồng

​Trĩ ngoại là các tĩnh mạch ở phía dưới đường lược bị căng phồng và hình thành đám rối tĩnh mạch trĩ.
Đối với trĩ ngoại người bệnh có thể nhìn hay sờ thấy bằng mắt thường, trong những giai doạn đầu trĩ ngoại thường không gây đau đớn, chỉ khi có hiện tượng  tắc mạch, gây phù nề, nghẹt tăng lên, viêm nhiễm  bề mặt da, hậu môn bị loét, có mủ, rò hậu môn, kèm theo là hiện tượng đau rát khi đi đại tiện.
Bệnh trĩ tuy không gây nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh nhưng lại ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống hàng ngày của bệnh nhân. Bởi vậy, khi có những triệu chứng dù là nhỏ nhất bạn cũng nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để phát hiện xớm và điều trị dứt điểm.

2. Dấu hiệu của bệnh trĩ nội giai đoạn đầu

Nếu bị trĩ nội giai đoạn đầu khi đi đại tiện ra máu, sa búi trĩ, ngứa vùng hậu môn

Trĩ nội là các tĩnh mạch nằm trong trực tràng phía trên đường lược, do phải chịu lực nén từ bên trong nên có khả năng gây sung huyết, đại tiện ra máu và đau rát hậu môn và đôi khi búi trĩ bị sa ra ngoài,.
Trĩ nội thường khó nhận biết hơn trĩ ngoại, người bệnh có thể nhận biết trĩ nội giai đoạn đầu qua các triệu chứng sau đây:

  • Đại tiện ra máu:Là hiện tượng mà người bệnh thường dễ nhận biết được. Khi ở giai đoạn đầu, người bệnh chỉ nhìn thấy máu dính 1 ít ở trên phân hay giấy vệ sinh. Nhưng nếu để lâu không điều trị kịp thời máu có thể chảy nhỏ giọt hay bắn thành tia khi đi đại tiện. Mỗi khi bị táo bón, người bệnh cố gắng rặn để đẩy phân ra ngoài, ngồi xổm thì máu lại chảy.
  • Sa búi trĩ:Mỗi khi đi đại tiện người bệnh sẽ thấy có 1 khối thịt nhỏ, lồi ra ở vùng hậu môn, nhưng sau đó có thể tự tụt vào trong được. Càng nặng hơn, các búi trĩ to hơn và không thể tự tụt vào bên trong nữa. Cuối cùng chúng sẽ sa ra ngoài hậu môn.
  • Ngoài ra còn có các dấu hiệu như: Nóng, rát khi đi đại tiện, ngứa quanh vùng hậu môn. Thường thì các triệu chứng là không rõ rệt, người bệnh thường chủ quan và bỏ qua chỉ khi nào bệnh tiến triển mạnh, gây đau đớn, khó chịu thì người bệnh mới chịu đi khám và điều trị

Cách chữa bệnh trĩ giai đoạn đầu tương đối đơn giản, nếu người bệnh để chuyển sang giai đoạn nặng thì việc chữa trị sẽ trở nên rất khó khăn, phải có sự can thiệp của phẫu thuật.

3. Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian

3.1 Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không

Bạn có thể chữa bệnh trĩ bằng phương pháp đông y như lá trầu không

Theo các nhà khoa học nghiên cứu, lá trầu không có tính kháng sinh mạnh, kháng nấm, giảm đau giúp chữa các chứng táo bón, khó tiêu, đầy hơi, hỗ trợ cho việc điều trị bệnh trĩ tại nhà hiệu quả
Lá trầu không còn thúc đẩy hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, giúp cho quá trình chuyển hóa thức ăn diễn ra suôn sẻ. Chất thải được bài tiết dễ dàng do cơ vòng hoạt động hiệu quả hơn nhờ vào tác dụng kích thích của lá trà không đối với cơ vòng. Vì vậy người bệnh có thể sử dụng lá trầu không để diệt khuẩn và lam co búi trĩ

Cách dùng: Lấy khoảng 20 lá trầu không, sau đó bạn rửa sạch rồi cho vào nước đun sôi trong 10 phút, cho thêm 1 thìa muối ăn vào. Sau đó đem xông hơi vùng hậu môn khi còn nóng, khi nước ấm thì bạn ngâm và dùng bã lá trầu không cọ rửa hậu môn. Thực hiện mỗi ngày thì búi trĩ cấp độ 1- 2 sẽ nhanh chóng co lại và biến mất.

3.2 Chữa bệnh trĩ bằng hạt gấc

Bên cạnh đó, hạt gấc có vị đắng, tính hàn cũng có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả

Theo Đông y hạt gấc có đặc điểm là vị hơi đắng, tính hàn, chứa lượng lớn vitamin A,C,E giúp phòng độc chống viêm hiệu quả, nhờ vậy mà người bệnh dùng hạt gấc vào việc chữa trị nhiều bệnh viêm nhiễm lở loét,  chữa sưng tấy, ứ huyết, tiêu thũng trong đó trị bệnh trĩ rất tốt.
Việc bôi bài thuốc từ hạt gấc đều đặn mỗi ngày và bôi trong 1 thời gian sẽ giúp làm co búi trĩ, giảm ngứa ngáy, đau rát hậu môn một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất

Cách dùng: lấy 1 lượng hạt gấc vừa đủ rồi đem giã nát, cho thêm chút rượu trắng và giấm vào trộn đều nhau. Sau đó dùng 1 miếng vải sạch để bọc hỗn hợp này lại và đắp trực tiếp lên hậu môn ( lưu ý bạn phải rửa sạch hậu môn trước khi đắp thuốc). Thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ là tốt nhất. Cứ 2 ngày bạn thực hiện cách này 1 lần sẽ thấy bệnh chuyển biến rất rõ rệt.

​Việc nhận biết các dấu hiệu của bệnh trĩ giai đoạn đầu sẽ giúp cho người bệnh có thể phát hiện sớm tình trạng bệnh của mình và có thể lựa chọn cho mình 1 cách điều trị bệnh trĩ tốt nhất tại nhà mà không cần phẫu thuật. Ngoài ra người bệnh cần cân bằng chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý, tăng cường vận động, uống nhiều nước từ 2-3 lít nước trong 1 ngày ( uống nhiều đợt, không uống nhiều cùng 1 lúc). Luôn giữ tinh thần thoải mái để giúp bệnh cải thiện tốt hơn.
Nguồn: Tổng hợp

(Lưu ý: Thông tin trên bài viết chỉ mang tính chất minh họa và được tổng hợp từ nhiều trang web, báo chí. Mọi thông tin vui lòng liên hệ nhà thuốc để được tư vấn cụ thể)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *