Nguyên nhân đau xương khớp ở Người Trẻ

Khi nhắc đến đau xương khớp, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, suy nghĩ đầu tiên thường xuất hiện là “Đây là bệnh của người già”. Nhưng trong xã hội hiện nay, đau xương khớp đang có xu hướng trẻ hóa, trở thành “căn bệnh quốc dân” gần như là gặp ở lứa tuổi trẻ. Vậy nguyên nhân tại sao đau xương khớp dần trở nên phổ biến ở người trẻ đến vậy. Mời bạn đọc đồng hành cùng Thiên Y Phúc Pharmacy.

Một số yếu tố làm cho người trẻ dễ bị đau xương khớp

  1. Chấn thương: Những người có chấn thương xảy ra khi tập luyện, chơi thể thao hoặc bị tai nạn có thể dẫn đến tình trạng đau xương khớp và thoái hóa khớp sớm hơn những người bình thường. Các vị trí chấn thương phổ biến là ở đầu gối, cột sống, mắt cá chân, khuỷu tay,…
  2. Do vận động quá sức: Khi lao động và vận động quá sức, cơ và khớp phải chịu áp lực cao hơn bình thường, dẫn đến nguy cơ bị đau xương khớp và thoái hóa khớp sớm hơn.
  3. Thừa cân: Trọng lượng cơ thể tăng lên sẽ làm tăng áp lực lên khớp gối. Nghiên cứu cho thấy mỗi 0,45kg tăng trọng lượng cơ thể sẽ tăng áp lực lên khớp tương đương 1,5kg đến 4,5kg.
  4. Do sinh hoạt: Người trẻ ngày nay ít vận động, thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại di động và máy tính lâu.
  5. Di truyền: Một số người có khuyết tật ở sụn, xương hoặc gen, dẫn đến sự lão hóa và suy thoái của sụn nhanh hơn người bình thường, gây ra đau xương khớp ngay từ khi còn trẻ.

Các vị trí thường xảy ra đau xương khớp ở người trẻ

Đau ở gót chân: Cảm giác đau nhức buốt trong gót chân, đôi khi kèm cảm giác tê bì chân, gây khó khăn khi đi lại.

Đau cột sống lưng: Đau ở dọc cột sống, gây nhức mỏi và khó khăn khi hoạt động như cúi xuống, bê đồ.

Đau vai gáy: Đau xung quanh vùng cổ, lan sang hai vai và đôi khi lan dọc cẳng tay xuống ngón tay.

Biểu hiện toàn thân: Thường xuyên mệt mỏi, ăn ngủ kém, lưng gối mỏi đau, chân tay rã rời khi làm việc và khó tập trung.

Phòng và điều trị đau xương khớp ở người trẻ

Luyện tập hợp lí: Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng và đơn giản phù hợp với sức khỏe của người mắc bệnh.

Chế độ dinh dưỡng: Ăn những thực phẩm chứa nhiều vitamin C và E, đặc biệt là các loại thực phẩm giàu canxi.

Uống đủ nước: Nước đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành sụn và duy trì sự trơn tru giữa 2 khớp xương. Cần uống đủ từ 2-3 lít mỗi ngày.

Sử dụng các sản phẩm từ thảo dược như Kiện Cốt Đan, Thượng Cốt Đan, Kiện Khớp Đan TP, Dung dịch xoa bóp Sâm Liên.

Giới thiệu sản phẩm TYP

Bên cạnh đó, duy trì tinh thần thoải mái, vui vẻ và hạn chế áp lực từ công việc và cuộc sống cũng giúp phòng tránh đau nhức xương khớp xuất hiện sớm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *