Trung bình mỗi năm trẻ nhỏ có thể mắc các vấn đề liên quan đến hệ hô hấp như ho, viêm hô hấp 3-4 lần. Điều này được lập lại ở một trẻ cũng khá cao ,và câu hỏi tại sao bé thường gặp các vấn đề về đường hô hấp cũng khá nhiều. Để tra lời câu hỏi này chúng ta sẽ tìm hiều nguyên nhân và dấu hiệu trẻ bị viêm đường hô hấp.
1. Nguyên nhân trẻ bị viêm đường hô hấp
Ở nước ta, nhiễm vi khuẩn vẫn được xem là nguyên nhân phổ biến gây viêm đường hô hấp cấp ở trẻ, đứng đầu là vi khuẩn Hemophilus influenzae tuýp B (viết tắt là Hib). kế đến là phế cầu khuẩn có tên khoa học là Streptococcus Pneumonia, liên cầu khuẩn, tụ cầu, vi khuẩn Bordetella, vi khuẩn Klebsiella pneumoniae, vi khuẩn Chlamydia trachomatis…
Viêm đường hô hấp ở trẻ dưới 5 tuổi hầu hết do nhiễm virus (chủ yếu là những loại virus lành tính). Một số loại virus đáng chú ý là virus hợp bào hô hấp (RSV), virus cúm, virus á cúm, virus sởi, Adenovirus (còn gọi là virus hạch), Rhinovirus, Enterovirus, Cornavirus và một số loài nấm…
Ngoài ra, viêm đường hô hấp có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau: có thể do dị ứng với thời tiết, với các loại dị nguyên khác nhau (kháng nguyên) có trong không khí, trong bụi, dị ứng hoặc tác động của hóa chất, khói thuốc lá (hoặc hút hoặc hít phải khói thuốc lá, thuốc lào do người khác nhả ra).
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm đường hô hấp
– Sốt là dấu hiệu đầu tiên khi trẻ bị viêm đường hô hấp: Sốt xảy ra khi “bộ điều nhiệt” trong vùng dưới đồi điều khiến làm tăng nhiệt độ cơ thể lên trên mức bình thường. Nhiệt độ cơ thể luôn có sự thay đổi một chút trong suốt cả ngày: Thường thấp hơn vào buổi sáng, cao hơn vào buổi tối và có thể dao động khi trẻ chạy nhảy, chơi đùa, tập thể dục so với lúc trẻ ngồi yên, đi ngủ.
Để xác nhận trẻ đang sốt, cần sử dụng một nhiệt kế kỹ thuật số đáng tin cậy và nhiệt độ của trẻ ở mức hoặc trên một trong những mức sau:
- Đo trong miệng: 37,8°C
- Đo trực tiếp trong hậu môn: 38°C
- Đo ở vị trí nách (dưới cánh tay): 37,2°C
– Nghẹt mũi, chảy nước mũi: Mũi bị nghẹt xảy ra khi các tế bào trên niêm mạc mũi bị sưng phồng và phù nề. Đây là phản ứng khi các mạch máu tại chỗ bị viêm. Sổ mũi/chảy nước mũi xảy ra khi chất nhầy dư thừa chảy xuống phía sau cổ họng hay hướng phía trước ra lỗ mũi ngoài. Nguồn gốc của dịch nhầy cũng từ lớp niêm mạc mũi tăng tiết, đối phó với tình trạng kích ứng khi viêm đường hô hấp cấp ở trẻ.
– Ho, đau họng: Nếu trẻ bị ho do nhiễm trùng vi khuẩn ở cổ họng hoặc đường phế quản, phổi, đặc điểm ho của trẻ là có kèm theo bài tiết đờm, đờm đặc, đục và có màu xanh, vàng. Trong những trường hợp này, thuốc kháng sinh do bác sĩ kê toa để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn có thể cải thiện được triệu chứng ho. Bên cạnh đó những cơn ho kéo dài cũng làm tổn thương vùng họng gây đau họng sưng đỏ, viêm phù nề…Trẻ có cảm giác khó thở, khó nuốt và chảy nước bọt ra ngoài nhiều hơn bình thường. Đồng thời, trẻ còn bỏ ăn, bỏ bú dẫn đến suy dinh dưỡng tạm thời trong những ngày đau họng.
3. Chăm sóc trẻ bị viêm đường hô hấp tại nhà
Hầu hết các trường hợp viêm đường hô hấp trên mức độ nhẹ đều được bác sĩ chỉ định cho chăm sóc, theo dõi và điều trị tại nhà:
– Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và uống nhiều nước.
– Giữ ấm, vệ sinh thân thể và đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát.
– Nếu trẻ bị sốt, nên cho trẻ nằm trong phòng mát, thường xuyên lau mát ở các vùng trán, nách, bẹn bằng nước ấm. Dùng thuốc hạ sốt nếu trẻ sốt cao trên 38oC và gặp bác sĩ ngay nếu sốt không hạ.
– Trong trường hợp trẻ bị nghẹt mũi, phụ huynh dùng dung dịch nước muối sinh lý dành nhỏ mũi để làm sạch. Lấy dịch mũi ra bằng dụng cụ hút mũi (không dùng miệng để hút mũi vì miệng người lớn có nhiều vi khuẩn gây hại), sau đó dùng tăm bông sạch làm khô mũi.
– Nên đặt bé nằm cao đầu hoặc bế bé ở tư thế đứng song song với cơ thể mẹ.
– Nếu trẻ ho nhiều, phụ huynh cũng có thể sử dụng một số thuốc ho thảo dược an toàn hoặc theo toa của bác sĩ.
Trên đây là trả lời cho câu hỏi tại sao bé thường gặp các vấn đề về đường hô hấp, những thông tin và hình ảnh của bài viết được nhà thuốc tổng hợp từ những trang website của các bệnh viện uy tín và trên google.
Nguồn: Tổng hợp